Lộ trình phục hồi chức năng vỡ xương bánh chè & Lưu ý an toàn

Vỡ xương bánh chè là gãy xương nội khớp, liên quan đến vùng khớp gối và có nhiều loại khác nhau như gãy ngang, gãy nhiều mảnh, gãy dọc. Tùy từng loại và lứa tuổi mà sẽ có phương pháp điều trị khác nhau như phẫu thuật hoặc điều trị bảo tồn. Do đó, việc phục hồi chức năng vỡ xương bánh chè cũng sẽ khác nhau cho từng đối tượng.

Khi bị vỡ xương bánh chè ở mức độ nhẹ, người bệnh sẽ được bó bột để cải thiện để định hình phần khớp. Do đó, quá trình phục hồi chức năng vỡ xương bánh chè sẽ được chia làm 3 giai đoạn, bao gồm giai đoạn co giãn cơ trong nẹp/bột, giai đoạn cải thiện sức mạnh khớp gối khi tháo bột và giai đoạn phục hồi nâng cao.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên kết hợp sử dụng các loại thuốc giảm đau, vật lý trị liệu bằng điện, nhiệt và xoa bóp chống kết dính. Nếu thực hiện tốt, người bệnh có thể phục hồi phần xương bánh chè bị vỡ trong khoảng 2 – 3 tháng.

Thời gian

Bài tập

Mục đích điều trị

Giai đoạn từ 1 – 4 tuần
  • Co cơ tĩnh trong nẹp, bột.
  • Tập chủ động khớp háng.
  • Tập chủ động khớp cổ chân.
  • Tập sức mạnh dạng hông.
  • Tăng sức mạnh và độ dẻo dai cơ bắp.
  • Giảm căng nhức cơ bắp và bó cơ cục bộ.
  • Tăng biên độ vận động khớp gối, chống cứng dính khớp gối.
  • Tăng cường lưu thông máu.
  • Tăng cường sức khỏe tổng thể và xương khớp.
  • Giảm nguy cơ chuột rút.
Giai đoạn từ 4 – 8 tuần
  • Tập trượt gót chân
  • Ngồi xổm trên tường nhỏ (30°).
  • Tập nhấc gót chân.
  • Tập uốn cong.
  • Tập kéo giãn gân kheo.
  • Giảm đau nhức cơ, căng cơ, bó cơ cục bộ.
  • Tăng sự dịch chuyển linh hoạt và mở rộng phạm vi chuyển động của khớp.
  • Thúc đẩy máu lưu thông vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy đến cơ bắp, giúp tăng tốc độ phục hồi.
  • Làm lành các tổn thương trong cơ bắp.
  • Giảm nguy cơ chuột rút.
Giai đoạn từ 8 – 12 tuần
  • Tập gập gân kheo ở tư thế ngồi.
  • Tập gập gân kheo ở tư thế nằm sấp.
  • Tập bằng máy tập chéo hình elip.
  • Tăng cường sức mạnh cho nhóm cơ đùi, cơ bắp chân, cơ hông.
  • Tăng sự dẻo dai và linh hoạt của toàn bộ các khớp chi dưới.
  • Giảm sự căng cứng của phần chân khi phải nằm bất động/vận động ít do chấn thương trong thời gian dài.


















Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

[TỔNG HỢP CHI TIẾT] Các thông tin cần biết trước khi phục hồi chức năng

Phục hồi chức năng sau phẫu thuật cột sống cổ và những lưu ý quan trọng

Thông tin quan trọng nhất về điện xung trong vật lý trị liệu!